Đồng dao chi chi chành chành: Hướng dẫn chơi

Đồng dao chi chi chành chành: Hướng dẫn chơi
Chi Chi Chành Chành là bài đồng dao quen thuộc với tuổi thơ. Từ nội dung tác phẩm này đã phát triển trò chơi cùng tên được dạy cho trẻ mầm non giúp tăng phản xạ, tư duy. Tìm hiểu nội dung đồng dao cùng cách chơi để dễ dàng hướng dẫn cho bé.

Nội dung bài đồng dao Chi Chi Chành Chành

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập.

Dị bản:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa mất cương

Ma vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập.

Chi chi chành chành

chi chi chành chành
Nội dung đồng dao và các dị bản

Hướng dẫn cách chơi Chi Chi Chành Chành

Bạn có thể tìm bài hát Chi Chi Chành Chành được cấp nhật trên Youtube để xem nội dung và tìm hiểu cách chơi. Đồng dao cho em hướng dẫn đẩy đủ luật lệ và các bước như sau:

Luật trò chơi Chi Chi Chành Chành cho trẻ mầm non

Số lượng người chơi tối thiểu từ 3 người trở lên. Một người sẽ làm người điều khiển, các bạn còn lại sẽ giơ ngón trỏ lên đặt vào lòng bàn tay của người điều khiển. Cách thực hiện trò chơi dân gian chi chi chành chàn như sau:

  • Đọc đồng dao: Người điều khiển sẽ đọc thật nhanh bài đồng dao:
  • Nắm tay: Khi đến chữ “ập”, người điều khiển sẽ nhanh chóng nắm tay lại.
  • Rút tay: Các bạn chơi khác sẽ cố gắng rút ngón tay ra khỏi tay người điều khiển thật nhanh.
  • Người bị bắt: Ai không rút kịp sẽ bị nắm trúng và sẽ thay thế người điều khiển, tiếp tục trò chơi.

Mục tiêu của trồ trò chơi Chi Chi Chành Chành mầm non là bé phải rút tay thật nhanh để không bị bắt.

bài đồng dao chi chi chành chành
Tìm hiểu cách chơi Chi Chi Chành Chành

Lưu ý khi chơi Chi Chi Chành Chành là gì?

Giáo viên và phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau khi hướng dẫn trẻ hát đồng dao Chi Chi Chành Chành và chơi:

  • Tốc độ: Trò chơi này đòi hỏi các bé phải có sự nhanh nhẹn và phản xạ tốt.
  • Vui vẻ: Quan trọng nhất là giáo viên tạo ra không khí vui tươi và thoải mái cho học sinh.
  • Biến thể: Bạn có thể tự sáng tạo thêm các câu nói hoặc hành động phù hợp để làm trò chơi thêm phần thú vị.

Thuyết minh về trò chơi Chi Chi Chành Chành

Hôm nay, cô muốn kể cho các bé nghe về một trò chơi vô cùng thú vị và vui nhộn mà chúng ta chuẩn bị tham gia. Đó chính là trò Chi Chi Chành Chành.

Đầu tiên, cô cần các bé sẽ tạo thành một vòng tròn xung quanh. Một người đứng giữa vòng sẽ đưa bàn tay ra và các bé khác sẽ đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của người đó. Tiếp theo mọi người cùng hát bài Chi Chi Chành Chành thật vui tươi, hào hứng.

Khi hát hết bài, người đứng giữa đang xòe tay sẽ nắm chặt tay lại. Các bạn cần cố gắng rút tay nhanh nhất có thể. Nếu ai bị nắm trúng sẽ phải thay thế vị trí của người đang xòe tay để tiếp tục chơi.

Chi Chi Chành Chành cách chơi không chỉ là niềm vui cho các bé mà còn giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, linh hoạt và tăng cường tinh thần đồng đội. Chúc các bé có một ngày vui vẻ và hạnh phúc bên nhau, sẵn sàng nào!

Sự thật về Chi Chi Chành Chành thú vị

Sau đây là một số sự thật về trò chơi và lời bài đồng dao Chi Chi Chành Chành cô giáo và phụ huynh có thể giới thiệu cho trẻ:

Ý nghĩa bài đồng dao Chi Chi Chành Chành là gì?

Sự tích Chi Chi Chành Chành bắt nguồn từ năm 1856 – 1888. Đây là thời điểm đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc vì quân Pháp xâm lược, triều đình rối loạn. Bản gốc của bài đồng dao này đã được ghi chép lại như sau:

Chu tri rành rành

Cái đanh nổ lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương tập đế

Cấp kê đi tìm

Hú tim òa ập

trò chơi chi chi chành chành
Tìm hiểu ý nghĩa và câu chuyện liên quan đến đồng dao

Chi Chi Chành Chành ý nghĩa theo từng câu

Câu 1: Chu tri rành rành – Thông báo sự việc cho tất cả mọi người được biết.

Câu 2: Cái đanh nổ lửa – Sự kiện thực dân Pháp phát động tấn công bán đảo Sơn Trà.

Câu 3: Con ngựa đứt cương – Tình trạng rối loạn nhiễu nhương của triều đình Huế khi vua Tự Đức băng hà.

Câu 4: Ba vương tập đế – 3 vị vua lúc bấy giờ là Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc liên tiếp lên ngôi trong vòng 1 năm sau khi vua Tự Đức băng hà.

Câu 5: Cấp kế đi tìm – Thực dân Pháp sai người đi tìm vua Hàm Nghi đang đi trốn cùng Tôn Thất Thuyết.

Câu 6: Hú tim òa ập – Trương Quang Ngọc làm phản giúp Pháp bắt vua Hàm Nghi vào lúc nửa đêm 26/9/1888.

Sau thời gian dài lưu truyền trong dân gian với nhiều biến thể, bài vè đã có nhiều thay đổi và ngày càng khác xa bản gốc. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được hình ảnh trò chơi Chi Chi Chành Chành vui tươi rộn ràng, được nhiều người yêu thích.

Lời kết

Trò chơi Chi Chi Chành Chành giúp các bé mầm non có thể rèn luyện tốc độ phản xạ, sự nhanh nhẹn và tình thần đoàn kết. Cha mẹ cũng có thể chơi cùng con trò này ở nhà để bé tiếp thu dễ dàng.

dongdaochoem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *