Đồng dao rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là bài đồng dao quen thuộc với nhiều người Việt, hầu hết ai cũng thuộc cũng nhớ. Tác phẩm được biến hóa thành một trò chơi hấp dẫn thu hút. Tìm hiểu ý nghĩa, các nhân vật và cách chơi trò này để hướng dẫn cho trẻ.
Nội dung bài đồng dao rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Bạn đang xem: Đồng dao rồng rắn lên mây
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Thầy thuốc: Thầy không có nhà
…..
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Bạn đang xem: Đồng dao rồng rắn lên mây
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Thầy thuốc: Có nhà. Rồng rắn đi đâu?
Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
Thầy thuốc: Cho con lên mấy?
Rồng rắn: Cho con lên hai.
Thầy thuốc: Thế thuốc ngon vậy có xin khúc đầu
Xem thêm : Nội dung bài đồng dao hạt mưa hạt móc
Rồng rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Thế xin khúc giữa
Rồng rắn: Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc: Vậy xin khúc đuôi
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
Hướng dẫn cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây chi tiết
Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây thường được chơi ở trường mầm non để dạy cho trẻ nhiều kỹ năng. Hướng dẫn cụ thể:
Nhân vật trong trò chơi rồng rắn lên mây
Trong trò Rồng rắn lên mây có hai nhân vật là thầy thuốc và rồng rắn. Người đứng đầu tiên trong hàng rồng rắn được chọn là người khỏe nhất để bảo vệ những người phía sau.
Cách chơi rồng rắn lên mây với các bước chi tiết
Thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây với 3 bước như sau:
Bước 1: Chia vai
Nhóm chơi cần có từ 5 người chơi trở lên. Trong đó 1 người sẽ đóng vai thầy thuốc và những người còn lại làm rồng rắn.
Người làm rồng rắn xếp thành một hàng dài và người sau túm áo người trước. Người đứng đầu gọi là khúc đầu, những người ở giữa là khúc giữa, người đứng cuối gọi là khúc đuôi.
Thầy thuốc sẽ đứng đối diện với rồng rắn để bắt. Người đầu đàn sẽ giang rộng tay để ngăn thầy thuốc rượt đuổi những khúc sau. Thành viên khúc giữa phải di chuyển nhanh theo khúc đầu để bảo vệ khúc đuôi.
Bước 2: Hát đồng dao
Khi bắt đầu trò chơi rồng rắn lên mây, toàn bộ người chơi sẽ hát bài đồng dao.
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Bạn đang xem: Đồng dao rồng rắn lên mây
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Xem thêm : Đồng dao “Chú ngỗng con”: Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa
Nếu thầy thuốc trả lời “không” thì tiếp tục hát lại từ đầu cho đến khi thầy thuốc trả lời “có” thì hát tiếp đoạn sau.
Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
Thầy thuốc: Cho con lên mấy?
Rồng rắn: Cho con lên hai.
Thầy thuốc: Thế thuốc ngon vậy có xin khúc đầu
Xem thêm : Nội dung bài đồng dao hạt mưa hạt móc
Rồng rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Thế xin khúc giữa
Rồng rắn: Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc: Vậy xin khúc đuôi
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
Bước 3: Đuổi bắt
Ngay sau khi rồng rắn đáp “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc sẽ di chuyển để đuổi bắt khúc đuôi (người đứng cuối cùng trong hàng). Những người chơi rồng rắn có nhiệm vụ di chuyển nhịp nhàng để trốn chạy để bảo vệ người đứng cuối.
Luật chơi rồng rắn lên mây quy định, nếu thầy thuốc bắt được người đứng cuối thì thầy thuốc thắng, người bị bắt sẽ trở thành thầy thuốc trong ván chơi tiếp theo. Ngược lại nếu không bắt được thì đoàn rồng rắn thắng, thầy thuốc tiếp tục vai trò trong ván mới.
Trong quá trình chơi, nếu rồng rắn bị đứt ngang thì tạm dừng để nối lại và chơi tiếp.
Những thông tin thú vị về trò chơi Rồng Rắn Lên Mây
Trò chơi rồng rắn lên mây mầm non được các bạn nhỏ yêu thích. Thầy cô cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh những nội dung thú vị liên quan đến đồng dao này.
Rồng Rắn Lên Mây ý nghĩa là gì?
Rồng Rắn Lên Mây là trò chơi dân gian gắn với bài đồng dao cùng tên. Tuy nhiên, theo dân gian thì nguồn gốc trò chơi dân gian Rồng Rắn Lên Mây nói về hiện tượng trùng tang đáng sợ và cách để hóa giải hiện tượng này.
Nguồn gốc của trò chơi rồng rắn lên mây như thế nào?
Ý nghĩa rồng rắn lên mây khi được dạy trong trường học với mục đích rèn luyện sự linh hoạt, tinh thần đoàn kết và khả năng đối đáp cho trẻ. Ý nghĩa dân gian về hiện tượng trùng tang, nếu trong nhà có người mất đúng giờ trùng thì “họ” sẽ quay về bắt những người thân trong gia đình. Quá trình lặp cho đến khi đủ 3, 5, 7, 9 người thì mới thôi.
Người đứng đầu (khúc đầu) được thầy cúng dặn dò kĩ lương về cách đối đáp với thế lực tâm linh. Tuyệt đối không được tiết lộ các thông tin như: Nhà ở đâu, nhà có bao nhiêu người, có bà con thân thích nào không…. Vì theo quan niệm nếu trả lời các câu này thì hồn trùng sẽ về bắt người.
Lời kết
Đồng dao rồng rắn lên mây và cách chơi cụ thể khá đơn giản, dễ hiểu. Bỏ qua những quan niệm đáng sợ, đây là trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, tư duy hiệu quả. Thầy cô và phụ huynh có thể tìm hiểu để dạy cho con em mình.
Nguồn: https://dongdaochoem.com
Danh mục: Đồng dao